BĐS KHU CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NHANH NHƯNG CÒN NHIỀU BẤT CẬP

Bất động sản (BĐS) khu công nghiệp đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành xu hướng trong các năm tới với việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như EVFTA, RCEP kết hợp với làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất công nghiệp từ Trung Quốc khiến bất động sản khu công nghiệp trở thành điểm sáng trên thị trường bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, phân khúc này lại đang đối mặt với nhiều thách thức như hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn.

Báo cáo ngành cập nhật mới đây của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) cho thấy, tính đến hết tháng 11/2020, Việt Nam có 369 khu công nghiệp (KCN) được thành lập; tổng diện tích 113,300 ha; diện tích thương phẩm 73,600 ha. Trong đó, KCN đang hoạt động là 280 khu; tổng diện tích 82,800 ha; diện tích thương phẩm 56,600 ha; tỷ lệ lấp đầy 70,1%. Còn 89 KCN đang xây dựng; tổng diện tích 30,500 ha; diện tích thương phẩm 16,300 ha.

59

Nêu triển vọng bất động sản công nghiệp trong năm 2021, các chuyên gia nghiên cứu BSC cho rằng, vốn FDI thực hiện và đăng ký mới mặc dù vẫn ở mức thấp và giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên đã có xu hướng tăng, cải thiện so với các tháng đầu năm 2020 nhờ đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát. Chỉ số FDI/GPD của Việt Nam ở mức cao nhất (6,2%) trong khu vực cho thấy Việt Nam vẫn là một địa điểm thu hút FDI nổi trội so với các nước cùng khu vực.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn nước ngoài đăng ký đầu tư vào BĐS trong 11 tháng năm 2020 đạt gần 3,8 tỷ USD. Trong đó, BĐS công nghiệp và bán lẻ đóng vai trò dẫn dắt. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào lĩnh vực BĐS công nghiệp và BĐS bán lẻ chiếm đến 1/3 trong tổng số hơn 100 dự án đầu tư nước ngoài vào BĐS được cấp phép mới trong 11 tháng năm 2020. Số liệu sơ bộ các dự án đầu tư nước ngoài vào BĐS công nghiệp và BĐS bán lẻ đạt trên 400 triệu USD vốn đăng ký mới, chưa kể 113,5 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm cho các dự án đang hoạt động tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “Bất động sản công nghiệp trong giai đoạn này có thể xem là cơ hội vàng nhưng không phải lúc nào cũng dễ sinh lời cho doanh nghiệp, đặc biệt khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia, mức độ cạnh tranh càng lớn”. Cùng với đó, hệ thống hạ tầng hiện nay vẫn bị đánh giá là thiếu đồng bộ, chưa thực sự phát triển để đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp lớn, hiện đại và đặc biệt là khâu pháp lý vẫn còn là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư. 

Do đó, để BĐS công nghiệp thực sự phát triển nhanh và lâu dài, Việt Nam cần phải giải quyết được các thách thức về điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin như năng lượng, nước thải, thiết bị, máy móc…, về nguồn lao động mà đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, cần phải nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho bất động sản khu công nghiệp phát triển kết hợp với các dự án hỗ trợ khác.

Trên đây là bài viết tổng hợp bởi Batdongsanantoan.vn, bài viết chỉ có giá trị tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết  vui lòng liên hệ Luật sư. Với đội ngũ Luật sư bất động sản hàng đầu chúng tôi cam kết mang đến khách hàng dịch vụ pháp lý Bất động sản AN TOÀN – HIỆU QUẢ.

Liên hệ: 0931 754 754

Xem thêm: