Tranh chấp đất làm mất 4 quyền lợi sau của chủ sử dụng đất

Xảy ra tranh chấp là vấn đề phát sinh ngoài ý muốn tuy nhiên thường xuyên xảy ra. Vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất dẫn đến không ít những hệ lụy, thậm chí người sử dụng đất bị tranh chấp còn mất những quyền lợi nhất định. Đó là gì?

Thứ nhất, không được phép chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất;

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền của mình như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận (trừ trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 và trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013).

– Đất không có tranh chấp.

– Đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Còn thời hạn sử dụng đất (trong thời hạn sử dụng đất).

Như vậy trong trường hợp đất sử dụng đang có tranh chấp thì chủ sử dụng đất không thể thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất, việc chuyển quyền này chỉ có thể thực hiện khi tranh chấp đã được giải quyết và đáp ứng đủ các điều kiện như trên.

Thứ hai, đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu

Khi đất có tranh chấp sẽ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (Sổ đỏ, Sổ hồng). Nội dung này được nêu rõ trong điều kiện cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai 2013, cụ thể:

– Khoản 2 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”.

– Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

* Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp sổ và không phải nộp tiền sử dụng đất.

* Hộ gia đình, cá nhân có thể phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp sổ.

Thứ ba, bị từ chối hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ

Theo Khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNTM, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có quyền từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp giấy chứng nhận khi cơ quan này nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất.

tranh chấp

Thứ tư, ảnh hưởng đến quyền lợi khi xác định lại diện tích

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013, khi có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi sổ diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Trường hợp diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc trong giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất không phải nộp tiền cho phần diện tích chênh lệch này.

Việc phát sinh tranh chấp dẫn đến quá trình xác định lại diện tích sử dụng thực tế có thể gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết tranh chấp, tránh được những rủi ro mất quyền lợi, ảnh hưởng đến quyền của chủ sử dụng đất, quý khách hàng có thể liên hệ Luật sư để được tư vấn.

Trên đây là bài viết được tổng hợp bởi Batdongsanantoan.vn. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư bất động sản hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng các dịch vụ pháp lý Bất động sản AN TOÀN – HIỆU QUẢ.

Liên hệ Luật sư: 0984 62 4444 – 0975 490 385

Xem thêm: