ĐẤT ĐAI KÊ BIÊN THI HÀNH ÁN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP THỰC HIỆN CHUYỂN NHƯỢNG VẬY KÊ BIÊN TÀI SẢN THI HÀNH ÁN LÀ GÌ?

Theo điểm c Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Kê biên tài sản là thuật ngữ pháp lý thường thấy tuy nhiên không nhiều người dân hiểu rõ quy định về kê biên tài sản là gì. Batdongsanantoan.vn chia sẻ cụ thể tới quý khách hàng trong bài viết dưới đây

Kê biên tài sản trong tố tụng hình sự là một trong những biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). Điều 126 BLTTHS 2015 cũng quy định rõ: Trong phạm vi thẩm quyền của mình, để đảm bảo hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, THA thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.

Theo đó, kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại.

Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên phải được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp.

Như vậy, đối tượng bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản chỉ là bị can, bị cáo trong các vụ án về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị can, bị cáo khi xét xử có thể bị tuyên tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo  bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (không phải tất cả các bị can, bị cáo đều có thể bị áp dụng biện pháp này).

kê biên thi hành án
                                           Batdongsanantoan.vn

Khi tiến hành kê biên, người tiến hành kê biên phải lập biên bản ghi rõ tên, tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo mẫu thống nhất và nội dung ghi trong biên bản phải đảm bảo theo quy định tại các Điều 133, 178 BLTTHS:

+ Biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ ngày, tháng năm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;

+ Thành phần tham gia;

+ Nội dung của hoạt động kê biên.

Sau khi làm xong phải đọc lại nguyên văn biên bản cho mọi người nghe và hỏi xem họ có bổ sung thêm bớt, ý kiến của họ được ghi vào biên bản. Nếu không chấp nhận bổ sung cũng phải nêu rõ lý do vào biên bản. Sau đó, tất cả thành phần tham gia buổi kê biên phải ký hoặc điểm chỉ vào biên bản, nếu người tham gia trực tiếp không ký thì người lập biên bản cũng phải ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký biên bản. Biên bản phải được giao cho người ra lệnh kê biên, một bản giao cho chính quyền xã phường nơi có tài sản bị kê biên, một bản lưu hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản:

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSQS các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND, Chánh án, Phó Chánh án TAQS các cấp, Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản;

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Nhưng lưu ý là đối với lệnh kê biên tài sản do Thủ tưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ký thì phải được thông báo ngay cho VKSND cùng cấp trước khi thi hành lệnh.

Trên đây là bài viết tổng hợp bởi Batdongsanantoan.vn. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư bất động sản hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng các dịch vụ pháp lý Bất động sản AN TOÀN – HIỆU QUẢ.

Liên hệ Luật sư: 0979 80 1111

Xem thêm: