Khi nào vợ, chồng có quyền ký thay tên vào hợp đồng bán bất động sản chung?

Trường hợp đất đai bất động sản là tài sản chung của hai vợ chồng nhưng một trong hai không thể/không có đủ điều kiện thực hiện ký tên trên hợp đồng bán bất động sản theo quy định pháp luật thì phải xử lý như thế nào. Khi nào vợ/chồng có quyền ký thay tên vào hợp đồng bán bất động sản chung?

Việc giao dịch tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng.

Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi”.

vợ/chồng có quyền ký thay tên

Như vậy trường hợp tài sản chung nhưng chỉ đứng tên vợ/chồng thì trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng bán bất động sản bắt buộc phải có sự đồng ý của người còn lại. Trường hợp tự mình xác lập, thực hiện, chấp dứt giao dịch với người thứ ba không đúng theo quy định thì giao dịch được xác định là vô hiệu.

Cùng với đó, khi vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự, việc đại diện vợ chồng được quy định tại Khoản 3 Điều 24 như sau:

“Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan”.

Như vậy ngoài trường hợp ủy quyền thông thường với vợ chồng nếu vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự thì bên còn lại nếu đủ điều kiện giám hộ (được Tòa án chỉ định làm người đại diện pháp luật) thì được phép thực hiện giao dịch dân sự thay cho người mất năng lực hành vi dân sự. Trong đó có trường hợp ký thay trên hợp đồng bán/chuyển nhượng bất động sản.

Trên đây là bài viết được tổng hợp bởi Batdongsanantoan.vn. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư bất động sản hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng các dịch vụ pháp lý Bất động sản AN TOÀN – HIỆU QUẢ.

Liên hệ Luật sư: 0979 80 1111

Xem thêm: