TÌNH TRẠNG SỐT ĐẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN BẤT CHẤP DIỄN BIẾN PHỨC TẠP CỦA DỊCH BỆNH

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt những báo cáo của các cơ quan ban ngành khiến khách hàng và nhà đầu tư không khỏi ngỡ ngàng vì những con số khá ấn tượng của thị trường bất động sản. Mặc cho những rào cản bởi dịch bệnh, kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp thị trường bất động sản tại Vĩnh Phúc Việt Nam vẫn có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó sự phát triển của thị trường cũng rấy lên những cơn sốt đất tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy cho chính khách hàng đặc biệt những nhà đầu tư lướt sóng.

Theo báo cáo Bộ Xây dựng, nhìn chung giá nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn có xu hướng tăng hơn so với năm 2019. Thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cũng cho thấy đến đầu năm 2021, tổng căn hộ mới chào bán trên thị trường Hà Nội đạt gần 16.500 sản phẩm, giao dịch hơn 4.300 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ đạt gần 27%.

Đối với đất nền, việc đô thị hóa mạnh tại các huyện, thị xã Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đồng Anh… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng bình quân khoảng 30-40% so với năm 2019.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, tổng căn hộ mới chào bán trên thị trường đạt hơn 21.300 sản phẩm, giao dịch gần 13.000 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ đạt hơn 61%.

Giá BĐS tại các vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương… tăng từ 14-22 triệu đồng/m2, thậm chí đất tại thị trấn Long Thành, có nơi đã tăng đến trên 100 triệu đồng/m², dự báo năm 2021, mức giá có thể tăng 4-6%.

Sốt đất

Theo quan ngại của nhiều chuyên gia, hiện tượng “bong bóng” đất có thể xảy ra trong năm 2021.

Tuy nhiên, hiện tượng “bong bóng” đất xảy ra khi hội tụ đủ nhiều yếu tố từ bất ổn của nền kinh tế, như kinh tế vĩ mô tăng trưởng nóng bất thường, chính sách tài chính, nguồn vốn đổ vào nhà đất quá lớn, các kênh đầu tư vàng, ngoại tệ, chứng khoán có biến động lớn, kém hấp dẫn…

Thêm vào đó là những yếu tố tiềm ẩn phát sinh từ sự mất cân bằng cung – cầu như: Số lượng mua bán tăng cao đột biến, số lượng giao dịch BĐS chủ yếu là mua đi bán lại giữa các nhà đầu tư, người mua thật ít, nguồn cung gia tăng quá nhiều so nguồn cầu, thị trường xuất hiện nhiều dự án chưa đủ pháp lý, giá tăng bất thường trong thời gian ngắn vượt xa giá trị thực…

Để tránh dẫn đến tình trạng “bong bóng” BĐS, nhà đầu tư cần cảnh giác không chạy theo các cơn sốt, tin đồn về quy hoạch hạ tầng, các dự án hay phân khúc BĐS rủi ro, nên chọn đầu tư các dự án có pháp lý đầy đủ và của các doanh nghiệp BĐS uy tín. Đồng thời, để tránh hiện tượng nâng giá, thổi giá, cần có sự vào cuộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Kiểm soát chặt chẽ tính minh bạch, khách quan khi thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết tổng hợp bởi Batdongsanantoan.vn. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư bất động sản hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng các dịch vụ pháp lý Bất động sản AN TOÀN – HIỆU QUẢ.

Liên hệ Luật sư: 0979 80 1111

Xem thêm: