NHỮNG LƯU Ý KHI MUA BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU CHUNG

Mua bán, chuyển nhượng bất động sản là một trong những giao dịch diễn ra phổ biến nhất hiện nay. Bởi quan niệm đầu tư tức thời nên có những giao dịch diễn ra chóng vánh mà không hề lường trước những rủi ro tiềm ẩn bên trong. Một trong số đó có thể thể kể đến quyền sở hữu chung của bất động sản.

Mỗi khách hàng thường đặt ra những tiêu chí nhất định với bất động sản mình mua. Trong đó là những quy định của pháp luật về chuyển nhượng bất động sản. Nhưng tiềm ẩn sâu bên trong là bản chất của những tiêu chí đó không hề đơn giản.

sở hữu chung

Khoản 1 Điều 126 Luật Nhà ở 2014 quy định về mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

“1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vấn đề phát sinh đầu tiên, việc bán nhà thuộc sở hữu chung bắt buộc phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu. Sự đồng ý này phải được thể hiện bằng văn bản. Trường hợp có người sở hữu chung không đồng ý thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết. Thời gian chờ quyết định của Tòa có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của khách hàng. Do đó phải đặc biệt cân nhắc

Tương tự, vấn đề phát sinh thứ hai nếu có người sở hữu chung mất tích. Ngoài việc họ không đồng ý, nếu một trong số người sở hữu chung mất tích, nếu đã có tuyên bố mất tích của Tòa án những người còn lại có thể quyết định bán, nhưng nếu không thì sẽ phải xử lý chờ tuyên bố của Tòa.

Đồng thời, Khoản 2 điều này cũng quy định rõ: Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Vấn đề phát sinh thứ ba, trường hợp chủ sở hữu chỉ bán phần quyền của mình thì người được ưu tiên mua trước là người sở hữu chung còn lại. Khách hàng phải chờ 30 ngày, sau 30 ngày người sở hữu chung còn lại không mua mới được phép mua.

Nhìn chung, khi có nhu cầu mua/bán nhà ở thuộc sở hữu chung cần phải có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu. Trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý nên cân nhắc hoặc nhờ Luật sư tư vấn để tránh xảy ra trường hợp không mong muốn.

Trên đây là bài viết được tổng hợp bởi Batdongsanantoan.vn. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư bất động sản hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng các dịch vụ pháp lý Bất động sản AN TOÀN – HIỆU QUẢ.

Liên hệ Luật sư: 0979 80 1111

Xem thêm: