CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: SỔ ĐỎ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CẦM CỐ

Nhiều tiệm cầm đồ quảng cáo truyền thông về việc cầm cố Sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mức lãi suất hấp dẫn để chào đón người những người có nhu cầu. Vậy liệu rằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ĐƯỢC PHÉP cầm cố? Hành vi của cửa hàng cầm đồ có trái pháp luật hay không?

  1. Quy định pháp luật về cầm cố.
    • Khái niệm.

Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (Sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

  • Nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản.

Nghĩa vụ của các bên khi cầm cố tài sản

Căn cứ Điều 311 và Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của các bên được quy định như sau:

– Nghĩa vụ của bên cầm cố:

+ Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có); trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

+ Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

6
                        Batdongsanantoan.vn
  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được phép cầm cố?

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ có tài sản mới được phép cầm cố. Vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải tài sản hay không?

Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”

Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản mà là quyền tài sản. Do đó, không được phép cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định về quyền của chủ sử dụng đất. Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền: Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (theo điểm d khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở 2014).

Nhìn chung, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản có thể cầm cố và người sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có giấy chứng nhận cũng không có quyền cầm cố. Dù không được phép cầm cố nhưng người sử dụng đất có thể thế chấp.

Xem thêm: