CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG CẦN PHẢI XIN PHÉP

Theo quy tại Điều 12 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương  mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp

Tuy không cần phải xin phép, nhưng khi chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp trên cần đăng ký biến động nhằm báo cáo cơ quan quản lý đất đai có thể kiểm soát và nắm được tình hình sử dụng đất tại địa phương.

61

Theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như sau:

Về thủ tục hồ sơ:

Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Trình tự xử lý:

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời gian thực hiện:

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là bài viết tổng hợp bởi Batdongsanantoan.vn, bài viết chỉ có giá trị tham khảo, để biết thêm thông tin chi tiết  vui lòng liên hệ Luật sư. Với đội ngũ Luật sư bất động sản hàng đầu chúng tôi cam kết mang đến khách hàng dịch vụ pháp lý Bất động sản AN TOÀN – HIỆU QUẢ.

Liên hệ: 0931 754 754

Xem thêm: